7 cấu trúc được giới thiệu trong bài viết này thực chất là 7 tên gọi khác nhau của 1 cấu trúc đó là CẤU TRÚC THÁCH THỨC. Nghe có vẻ hơi xa lạ nhưng xin tiết lộ với các bạn, đây chính là cấu trúc được sử dụng để kể nên những câu truyện cổ tích được truyền qua nhiều thế hệ hay những bộ phim anh hùng kinh điển.
Cấu trúc này được sử dụng khi chúng ta muốn kể câu chuyện của bản thân hoặc về một nhân vật đã truyền cảm hứng cho chúng ta.
Có khá nhiều biến thể của cốt truyện thách thức mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: câu chuyện về một người luôn bị bắt nạt trong cuộc sống, câu chuyện về những người từ nghèo khổ trở thành giàu sang, hay câu chuyện về chiến thắng của sức mạnh ý chí trong nghịch cảnh. Yếu tố then chốt của một cốt truyện Thách thức là phải có những trở ngại mà nhân vật chính sẽ đối đầu. Cốt truyện Thách Thức truyền cảm hứng cho chúng ta bằng cách tác động vào sự bền chí và lòng can đảm. Những câu chuyện này khiến chúng ta muốn nỗ lực nhiều hơn để đương đầu với những thử thách và vượt qua mọi trở ngại.
Cốt truyện 1: Vượt qua con quái vật
Bạn có thể bắt gặp cấu trúc này thông qua những bộ phim như Cuộc chiến giữa các vì sao, cuộc chiến của các thế giới, điệp viên 007, …
Sử dụng khi nào: cấu trúc này sử dụng hiệu quả khi bạn muốn kể câu chuyện để thể hiện về khả năng giải quyết vấn đề của chính bạn, hay là của một nhân vật nào đó.
Ứng dụng trong thực tế: Bạn có thể áp dụng ngay để kể một câu chuyện khi bạn vượt qua thử thách lớn trong công việc, và chia sẻ điều bạn học được từ việc tiếp cận vấn đề ở một góc độ khác. Bạn có thể ứng dụng ngay khi phỏng vấn xin khi được hỏi về những khó khăn thử thách bạn đã đối mặt.
Cốt truyện 2 : Giẻ rách đến giàu sang
Một số câu chuyện có thể thấy như: nàng công chúa Cinderella, Aladdin và cây đèn thần, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, …
Sử dụng khi nào: Chúng ta có thể sử dụng công thức này để chia sẻ cách bạn đạt được hiệu quả trong công việc, cách bạn đã vượt qua vấp ngã và tổn thương như thế nào.
Ứng dụng trong thực tế: Bạn có thể áp dụng ngay để kể một câu chuyện về việc Bạn hoặc một nhân vật nào đó đã vượt qua những khó khăn. Ban đầu bằng việc chấp nhận rủi ro và giải thích sự trưởng thành của bản thân nhân vật. Cấu trúc này rất phù hợp để bạn kể về hành trình khởi nghiệp hoặc con đường bạn đã xây dựng sự nghiệp thế nào

Cốt truyện 3: Đi để trở về
Bạn sẽ thấy những câu chuyện ứng dụng cấu trúc này bao gồm: Alice lạc vào xứ sở thần tiên, Karate kid, Cỗ máy thời gian, Vua sư tử, Cuốn theo chiều gió, Trở về tương lai.
Sử dụng khi nào: Chứng minh rằng bạn có thể bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để học những điều mới và trưởng thành hơn.
Ứng dụng trong thực tế: Bạn có thể áp dụng ngay để kể một câu chuyện về khoảng thời gian bạn sẵn sàng đón nhận những trải nghiệm mới. Bạn đã học được gì từ việc bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Hãy ứng dụng cấu trúc nào khi ai đó hỏi bạn về việc bạn đã từng tiếp nhận một công việc mới, ra một quyết định lớn hoặc đã từng đối mặt với khó khăn lớn, bạn đã làm như thế nào?

Cốt truyện 4: Cuộc chinh phục
Chắc hẳn bạn cũng đã quen thuộc với cấu trúc này thông qua những tác phẩm như Tây du ký, những cuộc phiêu lưu của Sinbad, Chúa tể của những chiếc nhẫn, …
Sử dụng khi nào: Trình bày về sự quan trọng của việc đạt mục tiêu thông qua khả năng làm việc nhóm.
Ứng dụng trong thực tế: Bạn có thể áp dụng để kể chuyện về một lần bạn làm việc nhóm và hành trình cùng nhau giải quyết vấn đề để đạt được những kết quả to lớn.
Cấu trình này bạn có thể sử dụng để kể về quá trình làm việc đội nhóm, hoặc kể về dự án mà bạn đã làm chung với đội nhóm của mình, kết quả ra sao?
Cốt truyện 5: Comedy: Hài kịch
Một số câu chuyện sử dụng theo cấu trúc này: Giấc mơ giữa đêm hè, Không có gì đặc biệt, Đêm thứ mười hai, Bốn đám cưới và một đám tang,…
Sử dụng khi nào: Cho thấy sự quan trọng của giao tiếp và khả năng tiếp thu để tránh những mâu thuẫn gây bối rối không đáng có
Ứng dụng trong thực tế: Bạn có thể áp dụng ngay để kể một câu chuyện về một lần cãi vã của bạn trong một dự án do giao tiếp không hiệu quả. Giải thích cách bạn giải quyết và phát triển mối quan hệ làm việc tốt hơn.
Cụ thể, hãy dùng cấu trúc này khi ai đó hỏi bạn về việc giao tiếp hoặc cách xây dựng các mối quan hệ trong công việc và cuộc sống.

Cốt truyện 6: Tragedy: Bi kịch
Những câu chuyện ứng dụng như: Romeo và Juliet, Tấm cám, Thạch sanh lý thông, …
Sử dụng khi nào: Cho thấy bạn có thể học từ những thất bại để cải thiện bản thân và thành công vào lần tới.
Ứng dụng trong thực tế: Bạn có thể áp dụng ngay để kể một câu chuyện về một lỗi nghiêm trọng mà bạn mắc phải, những lựa chọn sai lầm và hệ quả của nó đối với công việc. Cấu trúc này phù hợp khi ai đó hỏi bạn về một sai sót hay lỗi lầm, thất bại mà bạn từng gặp trong cuộc sống hoặc công việc. Đó là lúc bạn có thể sử dụng cấu trúc này để trả lời nhé.

Cốt truyện 7: Rebirth: Tái sinh
Bạn sẽ bắt gặp cấu trúc này trong các câu chuyện cổ tích như Hoàng tử ếch, Người đẹp và Quái vật, Nữ hoàng băng giá,…
Sử dụng khi nào: Chứng minh rằng bạn có thể học từ người khác để đưa ra những lựa chọn tốt hơn.
Ứng dụng trong thực tế: Bạn có thể áp dụng ngay để kể một câu chuyện về một lần bạn muốn làm nhanh cho xong việc (nhưng không hiệu quả). Sau đó một người bạn đồng nghiệp giúp bạn vượt qua khỏi cám dỗ và đạt được kết quả mong muốn

Nguồn: Sách “Story Telling – Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện”. T/G: Bùi Thị Ngọc Thu