Thị trường xuất hiện vị trí công việc mới, Giám đốc kể chuyện, Chief of Storyteller.
Giám đốc kể chuyện (CSO), họ là ai?
Ngày xửa ngày xưa, ở cái thuở mà sự tồn tại của doanh nghiệp chỉ xoay quanh 2 chữ “sản phẩm”, thì họ cần phải xây dựng một đội ngũ nhân viên từ bán hàng, tiếp thị, quảng cáo rồi đến PR và truyền thông để mở rộng và phát triển. Mọi thứ cứ thế diễn ra suôn sẻ với những doanh nghiệp vận hành và quản trị tốt.
Đến một ngày, doanh nghiệp dần nhìn nhận ra được bản chất hoạt động mà họ đang làm bấy lâu nay: Đó chính là kể chuyện để thu hút nhân viên và khách hàng. Và những người đã và đang tham gia vào quá trình xây dựng doanh nghiệp đều đóng vai trò của một người kể chuyện. Từ đó, vị trí mà ngày nay đang trở thành xu thế, Giám đốc kể chuyện (CSO), được ra đời.
Nhưng chính xác thì vai trò Giám đốc kể chuyện gì? Trên LinkedIn hiện có đến gần 10,000 kết quả tìm kiếm liên quan đến chức danh “người kể chuyện”. Dù con số này còn khá khiêm tốn so với 700.000 chức danh “nhà văn” được tìm thấy, nhưng…… Đây không phải một vị trí hoàn toàn mới. Nike đã tuyển dụng chức danh giám đốc kể chuyện từ những năm 90. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng công khai thừa nhận rằng nghệ thuật kể chuyện từ lâu đã ngấm sâu vào trong văn hóa của họ, ngay cả khi điều này chỉ là một kế hoạch marketing nhằm bắt kịp xu hướng thị trường. Vì vậy, vị trí Giám đốc kể chuyện sẽ dần được nhìn nhận và chú trọng hơn trong tương lai
Về lý thuyết, Giám đốc kể chuyện, theo ông Jordan Bower, là người chịu trách nhiệm về việc “xây dựng một mạch truyện thống nhất từ thông điệp nội bộ, câu chuyện tiếp thị cho đến cách thuyết phục khách hàng đón nhận sản phẩm”. Tương tự như một câu chuyện, vai trò Giám đốc kể chuyện có thể được diễn giải dưới rất nhiều góc độ. Bên dưới là chia sẻ Giám đốc kể chuyện hàng đầu thế giới về công việc đặc biệt của họ và vì sao kỹ năng này cần có đối với các lãnh đạo và quản lý cấp cao trong doanh nghiệp.
Câu chuyện từ Công ty con ở Châu Âu: Yari Bovalino, Giám đốc kể chuyện của Avio Aero thuộc GE Aviation.
Một trong những điểm chung khi tôi tìm kiếm thông tin về các Giám đốc kể chuyện là phần lớn họ đều làm việc ở Mỹ. Với một người Ý như Yari Bovalino thì điều đó cũng không ngoại lệ. Mặc dù đang làm việc cho một doanh nghiệp có công ty mẹ ở Mỹ, nhưng chính ông cũng đang du nhập xu hướng marketing trong hình hài của giám đốc kể chuyện tại châu Âu.
“Điều kì lạ ở đây là một sếp người Ý đã giao cho tôi công việc này, và tôi tin chắc rằng ông đã nhận được rất nhiều sự tư vấn và hỗ trợ từ phía trụ sở của GE Aviation ở Cincinnati. Từ những ngày đâu, tôi đã bắt gặp rất nhiều những lời bàn tán, giễu cợt của các nhân viên trong công ty khi nghe về chức danh này. Nhưng giờ đây, vị trí sáng tạo nội dung này ngày càng được nhìn nhận đúng mực hơn về vai trò truyền thông chủ chốt và tính phù hợp xu thế của nó ở Ý, cũng như một số quốc gia châu Âu khác.
“Đôi khi vai trò này bị đánh giá quá mức bởi vì một số người, có lẽ là với góc nhìn châm biếm, cho rằng bạn giống như là một nhà thơ trong doanh nghiệp hoặc một tác giả ảo tưởng. Họ kỳ vọng rằng bạn sẽ biến giải pháp, sản phẩm hoặc thiết kế của họ thành một câu chuyện tuyệt vời. Thật lòng mà nói thì công việc của chúng tôi đúng là cũng thú vị như vậy, nhưng nghề này còn đòi hỏi khả năng phân tích, tưởng tượng và biết kết nối với con người, cụ thể ở đây là độc giả vì họ chính là người quyết định cuối cùng về tính hiệu quả của câu chuyện.”
Bovalino hiện là Giám đốc kể chuyện tại Avio Aero, một doanh nghiệp thuộc GE Aviation. Theo ông, phần mô tả công việc ghi rõ trách nhiệm của vị trí này là “diễn giải và chuyển đổi các chiến lược và ưu tiên của Avio Aero thành một câu chuyện thống nhất và xuyên suốt với yếu tố cốt lõi là con người, sản phẩm và công nghệ xuất sắc, để chia sẻ cho toàn bộ nhân viên và khách hàng của GE và đại diện của GE Aviation trên toàn cầu.” Điều này đồng nghĩa với việc hằng ngày ông phải liên tục tìm kiếm và kể những câu chuyện ý nghĩa. Ông thường xuyên gặp gỡ các kỹ sư, chuyên gia công nghệ, công nhân, đối tác, đại lý để tìm hiểu những điều thú vị về công việc và con người họ, rồi từ đó lồng ghép chúng thành một câu chuyện truyền cảm hứng cho doanh nghiệp. Đối với Bovalino, thường ngày ông chỉ dành 40% thời gian để xây dựng câu chuyện, còn lại chủ yếu là để tìm kiếm chất liệu. Những câu chuyện đó được đăng trên tạp chí Avio Aero’s About, cũng như GE Aviation’s The Bike Shop và đặc biệt GE Reports, cũng đánh giá là một trong những mục sáng tạo nội dung hay nhất, tương tự như Microsoft Stories.
“Trong lĩnh vực hàng không, và rộng hơn là trong tập đoàn GE, chúng tôi sở hữu rất nhiều sản phẩm và công nghệ tiên tiến với độ phức tạp rất cao (về mặt sản xuất lẫn thiết kệ) trên thế giới. Do đó, việc đơn giản hóa và phổ cập các công nghệ này cho những khách hàng và đơn vị ngoài ngành là một thách thức không nhỏ. Thế nên để làm được điều đó, bản thân mình cần phải xem đây là một cái nghề, nghĩa là mình cũng phải học, tự mày mò, và giúp cho mọi người hiểu được đằng sau câu chuyện còn có những cá nhân, chuyên gia, sản phẩm, công nghệ, và thậm chí là nhiều hơn nữa. Đối với người kể chuyện, chúng ta phải tìm được, và nếu không thì phải biết tự tạo ra, cho mình mục đích, chủ đề, cốt truyện rồi mới bắt tay vào xây dựng!
Kể câu chuyện của riêng bạn
Trong quá trình trò chuyện với các chuyên gia kể chuyện ở trên, có một từ được lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Đó cũng chính là kỹ năng cố lõi hay mảnh tri thức mà họ muốn truyền lại dành cho những ai muốn theo đổi vai trò này. Như Steve Clayton đã chia sẻ: “Mọi thứ bắt nguồn từ sự tò mò. Chỉ đơn giản là như vậy.”
Vậy Giám đốc kể chuyện lài ai? Không phải mọi người kể chuyện đại tài đều là một nhà văn xuất chúng. Đôi khi, họ là những nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia hoặc nhà quay phim tài liệu tài ba. Hay thậm chí, họ chỉ là những người khéo ăn khéo nói trước công chúng. Tuy nhiên, yếu tố mà tất cả các bậc thầy kể chuyện đều sở hữu chính là sự tò mò bẩm sinh với mong muốn đào sâu vấn đề, câu chuyện để tìm kiếm chi tiết phức tạp nhưng đủ tinh xảo để lôi cuốn người nghe. Họ tách biệt khỏi dòng chảy của cuộc sống để đi tìm những điều nhỏ bé phi thường.
Vì thế, hãy cứ đặt ra những câu hỏi vì sao, rồi chia sẻ những câu chuyện về chúng, và cả về nghệ thuật kể chuyện. Các doanh nghiệp trên thế giới đều tin rằng những câu chuyện xuất sắc phải xuất phát từ nội dung hoàn hảo. Vậy thì bạn đã sẵn sàng trở thành một phần trong cuộc cách mạng này chưa?
Cùng khám phá top 5 CSO hàng đầu chia sẻ về công việc của Giám Đốc Kể Chuyện của họ [E- book: Giám đốc kể chuyện là ai]
(Nguồn bài viết: Lauren McMenemy đăng trên Skyword vào ngày 22.03.2018
Dịch: ICTS Training & Coaching)