Có thể bạn thắc mắc điều gì đã khiến các bài nói chuyện trên Ted Talks trở nên kinh điển và đáng nhớ như vậy?
Đó chính là khả năng thuyết trình bằng kể chuyện – Storytelling.
Khoa học đã chứng minh rằng: khi chúng ta bắt đầu bài thuyết trình bằng cách kể câu chuyện, não bộ sẽ nhanh chóng tiết ra Oxytocin, 1 loại hormone giúp kết nối, tạo thiện cảm và tin cậy với người nghe. Giúp họ thoải mái và mở lòng với bài chia sẻ của Bạn.
Bà Caroline đã chia sẻ trên Forbes về 5 yếu tố cơ bản cần thiết nhất khi kể chuyện. Bạn sẽ có bài chia sẻ đáng nhớ hơn bao giờ hết.
1. Có cấu trúc rõ ràng
– Mở bài (thiết lập bối cảnh)
-Thân bài (tạo 1 ít xung đột)
– Kết bài (kết quả & thông điệp)
2. Hãy trung thực & chân thành
Câu chuyên doanh nghiệp không phải là kịch bản phim. Trung thực & chân thành sẽ kết nối lòng tin của khán giả. Dịch chuyển câu chuyện từ Tôi (I) sang chúng tôi (We) là cách mà nhiều chuyên gia đã sử dụng để kêu gọi hành động (Call to action) hiệu quả.
3. Sử dụng tông giọng khi nói chuyện, không phải tông giọng thuyết trình
Tông giọng như đang nói chuyện và những từ ngữ quen thuộc là điều khác biệt nhất giữa một người kể chuyện và một người thuyết trình.
4. Hãy trực quan
Một câu chuyện sẽ nhiều hình hơn chữ. Và nếu bạn đang sử dụng số liệu (data) thì chẻ nhỏ data, tạo thông điệp để giúp khán giả “ghi nhớ và tiêu hóa” data đó theo cách đơn giản nhất.
5. Biết khán giả là ai
Thấu hiểu những vấn đề (problem), nỗi đau (pain point) và những điều họ đang mong đợi (expectation) Từ đó chia sẻ câu chuyện để thấu cảm, mang đến giá trị cho người nghe.
Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của nghệ thuật kể chuyện. Khi bạn có thể kết nối với cảm xúc của khán giả, đó là lúc bạn có thể chạm một chân trong hành trình thuyết phục, truyền cảm hứng hay thay đổi ai đó. Và như Maya Angelou đã từng chia sẻ “người ta có thể quên những gì bạn nói, có thể quên những gì bạn làm, nhưng họ sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn tạo cho họ”.