Thị trường xuất hiện vị trí công việc mới, Giám đốc kể chuyện, Chief of Storyteller.
Giám đốc kể chuyện (CSO), họ là ai?
Ngày xửa ngày xưa, ở cái thuở mà sự tồn tại của doanh nghiệp chỉ xoay quanh 2 chữ “sản phẩm”, thì họ cần phải xây dựng một đội ngũ nhân viên từ bán hàng, tiếp thị, quảng cáo rồi đến PR và truyền thông để mở rộng và phát triển. Mọi thứ cứ thế diễn ra suôn sẻ với những doanh nghiệp vận hành và quản trị tốt.
Đến một ngày, doanh nghiệp dần nhìn nhận ra được bản chất hoạt động mà họ đang làm bấy lâu nay: Đó chính là kể chuyện để thu hút nhân viên và khách hàng. Và những người đã và đang tham gia vào quá trình xây dựng doanh nghiệp đều đóng vai trò của một người kể chuyện. Từ đó, vị trí mà ngày nay đang trở thành xu thế, Giám đốc kể chuyện (CSO), được ra đời.
Nhưng chính xác thì vai trò Giám đốc kể chuyện gì? Trên LinkedIn hiện có đến gần 10,000 kết quả tìm kiếm liên quan đến chức danh “người kể chuyện”. Dù con số này còn khá khiêm tốn so với 700.000 chức danh “nhà văn” được tìm thấy, nhưng…… Đây không phải một vị trí hoàn toàn mới. Nike đã tuyển dụng chức danh giám đốc kể chuyện từ những năm 90. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng công khai thừa nhận rằng nghệ thuật kể chuyện từ lâu đã ngấm sâu vào trong văn hóa của họ, ngay cả khi điều này chỉ là một kế hoạch marketing nhằm bắt kịp xu hướng thị trường. Vì vậy, vị trí Giám đốc kể chuyện sẽ dần được nhìn nhận và chú trọng hơn trong tương lai
Về lý thuyết, Giám đốc kể chuyện, theo ông Jordan Bower, là người chịu trách nhiệm về việc “xây dựng một mạch truyện thống nhất từ thông điệp nội bộ, câu chuyện tiếp thị cho đến cách thuyết phục khách hàng đón nhận sản phẩm”. Tương tự như một câu chuyện, vai trò Giám đốc kể chuyện có thể được diễn giải dưới rất nhiều góc độ. Bên dưới là chia sẻ Giám đốc kể chuyện hàng đầu thế giới về công việc đặc biệt của họ và vì sao kỹ năng này cần có đối với các lãnh đạo và quản lý cấp cao trong doanh nghiệp.
Đến một ngày, doanh nghiệp dần nhìn nhận ra được bản chất hoạt động mà họ đang làm bấy lâu nay: Đó chính là kể chuyện để thu hút nhân viên và khách hàng. Và những người đã và đang tham gia vào quá trình xây dựng doanh nghiệp đều đóng vai trò của một người kể chuyện. Từ đó, vị trí mà ngày nay đang trở thành xu thế, Giám đốc kể chuyện (CSO), được ra đời.
Nhưng chính xác thì vai trò Giám đốc kể chuyện gì? Trên LinkedIn hiện có đến gần 10,000 kết quả tìm kiếm liên quan đến chức danh “người kể chuyện”. Dù con số này còn khá khiêm tốn so với 700.000 chức danh “nhà văn” được tìm thấy, nhưng…… Đây không phải một vị trí hoàn toàn mới. Nike đã tuyển dụng chức danh giám đốc kể chuyện từ những năm 90. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng công khai thừa nhận rằng nghệ thuật kể chuyện từ lâu đã ngấm sâu vào trong văn hóa của họ, ngay cả khi điều này chỉ là một kế hoạch marketing nhằm bắt kịp xu hướng thị trường. Vì vậy, vị trí Giám đốc kể chuyện sẽ dần được nhìn nhận và chú trọng hơn trong tương lai
Về lý thuyết, Giám đốc kể chuyện, theo ông Jordan Bower, là người chịu trách nhiệm về việc “xây dựng một mạch truyện thống nhất từ thông điệp nội bộ, câu chuyện tiếp thị cho đến cách thuyết phục khách hàng đón nhận sản phẩm”. Tương tự như một câu chuyện, vai trò Giám đốc kể chuyện có thể được diễn giải dưới rất nhiều góc độ. Bên dưới là chia sẻ Giám đốc kể chuyện hàng đầu thế giới về công việc đặc biệt của họ và vì sao kỹ năng này cần có đối với các lãnh đạo và quản lý cấp cao trong doanh nghiệp.

Những câu chuyện giúp doanh nghiệp giữ gìn văn hóa đặc trưng: Inky Gibbens, Giám đốc kể chuyện của Tribalingual
Có những câu chuyện cần phải được chia sẻ và đó là trường hợp của Tribalingual, một doanh nghiệp về công nghệ giáo dục. Sứ mệnh mà họ tự đề ra là bảo vệ di sản của các nền văn hóa quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng bằng cách cung cấp các khóa học trực tuyến. Giảng viên sẽ là những người nói tiếng mẹ đẻ và hiểu rõ tường tận về nền văn hóa và những câu chuyện được đúc kết qua nhiều thế hệ. Đây chín là hình thái nguyên thủy nhất của nghệ thuật kể chuyện.
Inky Gibbens, nhà sáng lập của Tribalingual, sinh ra và lớn lên ở trong những chiếc lều truyền thống (còn gọi là lều Yurt) của người Mông Cổ. Cô không xem bản thân là CEO hay giám đốc điều hành, mà thay vào đó là Giám đốc kể chuyện của doanh nghiệp vì đơn giản mọi việc cô làm từ trước đến nay đều là kể chuyện.
“Có rất nhiều người đồng cảm với câu chuyện về sứ mệnh mà chúng tôi chia sẻ. Tôi chưa từng nghĩ mình là một người kể chuyện cho đến khi thành lập Tribalingual, vì tôi chủ yếu chỉ làm việc cho các công ty khởi nghiệp và bản thân cũng không giỏi thuyết trình trước công chúng. Tôi gần như chỉ đóng vai trò hỗ trợ sau cánh gà. Thế nhưng, kể từ khi thành lập doanh nghiệp, tôi bắt đầu mạnh dạn chia sẻ một cách rất tự nhiên.”
Chính các yếu tố nền tảng về ngôn ngữ và khả năng thấu hiểu người khác đã giúp Inky có một góc nhìn độc đáo trên cương vị của một Giám đốc kể chuyện. Dĩ nhiên, cô phủ nhận điều đó và cho rằng phần lớn là do đội ngũ phía sau hỗ trợ. Cô chỉ đơn giản là người “biết cách truyền đạt tầm nhìn và sứ mệnh” và đảm bảo các thành viên phát huy đúng vai trò của mình.
“Thật sự tôi không dám nhận hết những lời khen ngợi mà cộng đồng dành cho Tribalingual. Chúng tôi chỉ đơn thuần bắt đầu với 1 ý tưởng đơn giản, nhưng giờ đây có thể nói là đã phat triển thành một phong trào. Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta không còn nhiều thời gian nữa. Thời gian chính là đối thủ lớn nhất mà chúng ta phải vượt qua để bảo tồn những nét đẹp văn hóa thiêng liêng này.”
“Có người từng hỏi rằng tôi định nghĩa thành công như thế nào. Đó có phải là được niêm yết trên sàn chứng khoán hay duy trì được ngôn ngữ Navajo? Tôi nghĩ mục tiêu tác động xã hội và thương mại hoàn toàn có thể song hành. Chúng ta không cần phải chọn, bởi vì chính các khoản đầu tư và tài trợ là những “cơn gió” giúp lan tỏa những “làn sóng” tác động đến mọi ngóc ngách. Đó là lý do mà chúng ta cần những câu chuyện và yếu tố này sẽ luôn đóng vai trò quan trọng trong cách vận hành của Tribalingual. Chúng tôi không phải là một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đơn thuần, mà còn cần sự kết nối giữa các cá nhân.
Inky Gibbens, nhà sáng lập của Tribalingual, sinh ra và lớn lên ở trong những chiếc lều truyền thống (còn gọi là lều Yurt) của người Mông Cổ. Cô không xem bản thân là CEO hay giám đốc điều hành, mà thay vào đó là Giám đốc kể chuyện của doanh nghiệp vì đơn giản mọi việc cô làm từ trước đến nay đều là kể chuyện.
“Có rất nhiều người đồng cảm với câu chuyện về sứ mệnh mà chúng tôi chia sẻ. Tôi chưa từng nghĩ mình là một người kể chuyện cho đến khi thành lập Tribalingual, vì tôi chủ yếu chỉ làm việc cho các công ty khởi nghiệp và bản thân cũng không giỏi thuyết trình trước công chúng. Tôi gần như chỉ đóng vai trò hỗ trợ sau cánh gà. Thế nhưng, kể từ khi thành lập doanh nghiệp, tôi bắt đầu mạnh dạn chia sẻ một cách rất tự nhiên.”
Chính các yếu tố nền tảng về ngôn ngữ và khả năng thấu hiểu người khác đã giúp Inky có một góc nhìn độc đáo trên cương vị của một Giám đốc kể chuyện. Dĩ nhiên, cô phủ nhận điều đó và cho rằng phần lớn là do đội ngũ phía sau hỗ trợ. Cô chỉ đơn giản là người “biết cách truyền đạt tầm nhìn và sứ mệnh” và đảm bảo các thành viên phát huy đúng vai trò của mình.
“Thật sự tôi không dám nhận hết những lời khen ngợi mà cộng đồng dành cho Tribalingual. Chúng tôi chỉ đơn thuần bắt đầu với 1 ý tưởng đơn giản, nhưng giờ đây có thể nói là đã phat triển thành một phong trào. Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta không còn nhiều thời gian nữa. Thời gian chính là đối thủ lớn nhất mà chúng ta phải vượt qua để bảo tồn những nét đẹp văn hóa thiêng liêng này.”
“Có người từng hỏi rằng tôi định nghĩa thành công như thế nào. Đó có phải là được niêm yết trên sàn chứng khoán hay duy trì được ngôn ngữ Navajo? Tôi nghĩ mục tiêu tác động xã hội và thương mại hoàn toàn có thể song hành. Chúng ta không cần phải chọn, bởi vì chính các khoản đầu tư và tài trợ là những “cơn gió” giúp lan tỏa những “làn sóng” tác động đến mọi ngóc ngách. Đó là lý do mà chúng ta cần những câu chuyện và yếu tố này sẽ luôn đóng vai trò quan trọng trong cách vận hành của Tribalingual. Chúng tôi không phải là một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đơn thuần, mà còn cần sự kết nối giữa các cá nhân.
Kể câu chuyện của riêng bạn
Trong quá trình trò chuyện với các chuyên gia kể chuyện ở trên, có một từ được lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Đó cũng chính là kỹ năng cố lõi hay mảnh tri thức mà họ muốn truyền lại dành cho những ai muốn theo đổi vai trò này. Như Steve Clayton đã chia sẻ: “Mọi thứ bắt nguồn từ sự tò mò. Chỉ đơn giản là như vậy.”
Vậy Giám đốc kể chuyện lài ai? Không phải mọi người kể chuyện đại tài đều là một nhà văn xuất chúng. Đôi khi, họ là những nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia hoặc nhà quay phim tài liệu tài ba. Hay thậm chí, họ chỉ là những người khéo ăn khéo nói trước công chúng. Tuy nhiên, yếu tố mà tất cả các bậc thầy kể chuyện đều sở hữu chính là sự tò mò bẩm sinh với mong muốn đào sâu vấn đề, câu chuyện để tìm kiếm chi tiết phức tạp nhưng đủ tinh xảo để lôi cuốn người nghe. Họ tách biệt khỏi dòng chảy của cuộc sống để đi tìm những điều nhỏ bé phi thường.
Vì thế, hãy cứ đặt ra những câu hỏi vì sao, rồi chia sẻ những câu chuyện về chúng, và cả về nghệ thuật kể chuyện. Các doanh nghiệp trên thế giới đều tin rằng những câu chuyện xuất sắc phải xuất phát từ nội dung hoàn hảo. Vậy thì bạn đã sẵn sàng trở thành một phần trong cuộc cách mạng này chưa?
Cùng khám phá top 5 CSO hàng đầu chia sẻ về công việc của Giám Đốc Kể Chuyện của họ qua [E- book: Giám đốc kể chuyện là ai]
(Nguồn bài viết: Lauren McMenemy đăng trên Skyword vào ngày 22.03.2018
Dịch: ICTS Training & Coaching)
Vậy Giám đốc kể chuyện lài ai? Không phải mọi người kể chuyện đại tài đều là một nhà văn xuất chúng. Đôi khi, họ là những nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia hoặc nhà quay phim tài liệu tài ba. Hay thậm chí, họ chỉ là những người khéo ăn khéo nói trước công chúng. Tuy nhiên, yếu tố mà tất cả các bậc thầy kể chuyện đều sở hữu chính là sự tò mò bẩm sinh với mong muốn đào sâu vấn đề, câu chuyện để tìm kiếm chi tiết phức tạp nhưng đủ tinh xảo để lôi cuốn người nghe. Họ tách biệt khỏi dòng chảy của cuộc sống để đi tìm những điều nhỏ bé phi thường.
Vì thế, hãy cứ đặt ra những câu hỏi vì sao, rồi chia sẻ những câu chuyện về chúng, và cả về nghệ thuật kể chuyện. Các doanh nghiệp trên thế giới đều tin rằng những câu chuyện xuất sắc phải xuất phát từ nội dung hoàn hảo. Vậy thì bạn đã sẵn sàng trở thành một phần trong cuộc cách mạng này chưa?
Cùng khám phá top 5 CSO hàng đầu chia sẻ về công việc của Giám Đốc Kể Chuyện của họ qua [E- book: Giám đốc kể chuyện là ai]
(Nguồn bài viết: Lauren McMenemy đăng trên Skyword vào ngày 22.03.2018
Dịch: ICTS Training & Coaching)