Phân tích cấu trúc kể chuyện Storytelling trong clip 8.3 của Viettel

Hôm nay share với cả nhà 1 video vẫn còn nóng hổi của nhà Viettel nhân ngày 8.3. Trong Clip này chúng ta sẽ thấy rất rõ cấu trúc câu chuyện Sparklines, nguyên tắc Sự Tương Phản.
Nhà mạng không hề nói gì chi tiết về 4G và Viettel cả, những đã có 3M lượt view, hơn 500 lượt comment, và có 1 đứa đang share về tường fb luôn. Bởi vì người ta thích thì người ta share, rồi tự nhiên người ta mê Viettel lúc nào chẳng biết.
Nhà Viettel cũng dùng cấu trúc câu chuyện cơ bản muôn thưở nhưng những cái cơ bản nhất thì luôn hữu ích cực kỳ. Sparklines 1 lớp, hay còn gọi là PSB.
– Bắt đầu clip với 1 VẤN ĐỀ chung của xã hội: Sự Nghiệp & Gia Đình, em chọn ai? ???? (biết bao người đang trăn trở cho vấn đề này). Thế là họ đã bị thu hút vào trạng thái mất cân bằng IMBALANCE này, và mong mỏi có giải pháp vẹn toàn. LÀM SAO TỐT CHO CẢ HAI.
– Sau khi dẫn dắt người nghe qua các cung bậc cảm xúc tăng dần với nhiều tình huống đóng mở thì Soái Ca Song Luân đã chia sẻ GIẢI PHÁP vẹn toàn, nhấn mạnh từ khóa quan trọng “Phía sau sự thành công là hậu thuẫn từ điều quan trọng hơn – Gia Đình”, từ đó hé mở từ khóa mà Viettel mong muốn “phía sau những sản phẩm công nghệ đột phá của viettel là tình yêu thương vô bờ, kiểu như gia đình vậy”.
– Giải pháp này đã kết thúc tình huống với những BENEFIT mang lại quá ư là ấm áp và trọn vẹn. Cho Song Luân, cho gia đình anh ấy và cho cả Viettel. Một ngầm ý Call To Action rất rõ ràng.
Problem – Solution – Benefit là cấu trúc đơn giản có thể sử dụng trong TVC của Viettel, cũng có thể sử dụng khi trình bày doanh nghiệp, hay viết bài các thể loại. Nhà mình dùng thử nhen.
P.S không biết Anh viết kịch bản cho Vietel Anh có dùng cấu trúc này không cả nhà nhỉ? Muốn mời Anh tới đây để tọa đàm và bàn thêm về chủ đề “Thuyết Trình Bằng Câu Chuyện”.
Chia sẻ: