Khi khoa học đã chứng minh tính hiệu quả của nghệ thuật kể chuyện, đó cũng là lúc người ta bắt đầu áp dụng nghệ thuật kể chuyện vào nhiều ngành nghề hơn, phổ biến hơn cả là ngành làm phim và tiếp thị.
Theo trang OneSpot, 92% người tiêu dùng muốn các thương hiệu tạo ra các quảng cáo giống như một câu chuyện. Điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nếu muốn khách hàng quan tâm nhiều hơn tới công ty mình thì cần học cách trình bày một câu chuyện hấp dẫn.
Bạn cần xác định loại câu chuyện phù hợp, phân tích đối tượng mục tiêu, lựa chọn phương tiện truyền thông để có thể “kể chuyện” một cách hiệu quả. Dựa trên các bằng chứng khoa học đã được chứng minh, ngày nay nghệ thuật kể chuyện được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:
- Bán hàng: Thuyết phục người nghe mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, phân biệt được điểm khác nhau và giá trị cốt lõi trong sản phẩm của bạn với các đối thủ cạnh tranh.
- Quảng cáo: Quảng bá và tăng cường nhận thức của khách hàng mục tiêu về sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu doanh nghiệp.
- Chính trị: Chia sẻ một thông điệp và vấn đề đạo đức trong xã hội, mang đến cho doanh nghiệp những người ủng hộ mới.
- Tiếp thị: Thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu, để tạo ra nhu cầu cho các sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp và xây dựng mối quan hệ dựa trên lòng trung thành.
- Xây dựng thương hiệu cá nhân: Thiết lập danh tiếng bằng cách nêu bật những thế mạnh, kiến thức, phẩm chất và kỹ năng của một người.
Với “Storytelling – Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện” bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của nghệ thuật kể chuyện đối với nhiều ngành nghề khác nhau. Các kiến thức và nội dung trong cuốn sách này không dành cho một đối tượng cụ thể hay lĩnh vực cụ thể nào, mà nó dành cho tất cả các độc giả khi muốn thuyết phục một điều gì đó với người nghe.